Phân tích hành vi khách hàng trong marketing là yếu tố cần thiết đem đến sự thành công cho quá trình quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu đến với khách hàng. Vậy hành vi khách hàng là gì? Các bước phân tích hành vi của khách hàng như thế nào? Cùng phần mềm Ninja tìm hiểu thông tin chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!
I. Hành vi khách hàng là gì?
Hành vi khách hàng trong tiếng Anh gọi là Consumer behaviour thể hiện sự tương tác của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ hoặc các chương trình marketing của doanh nghiệp. Cụ thể như: like, comment, share, inbox, click vào đường link…
Hành vi của khách hàng là đích đến của những suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu thực tế của khách hàng. Thông thường, hành vi khách hàng sẽ được dẫn dắt bởi các chiến dịch marketing. Hành vi khách hàng càng nhiều thì sự quan tâm, tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ càng lớn.
Từ việc nghiên cứu hành vi của khách hàng, bạn sẽ có thêm các ý tưởng thu hút khách hàng độc đáo, phù hợp và có được nhiều sự quan tâm từ khách hàng.
II. Phân loại hành vi khách hàng như nào?
Hành vi khách hàng được thể hiện vô cùng đa dạng, có cả vô hình và hữu hình. Vô hình là những thứ ta không nhìn thấy và hữu hình là những thứ ta có thể nhìn thấy được. Do đó, chúng ta có thể phân loại hành vi của khách hàng bằng 2 hình thức sau:
– Hành vi khách hàng có thể quan sát: Các hành vi liên quan đến việc tương tác tới bài viết bán hàng; hành vi liên quan đến số lượng, thời gian, địa điểm, tìm kiếm thông tin…
– Hành vi khách hàng không thể quan sát: Trải nghiệm thực tế của khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm? Họ đánh giá sản phẩm, dịch vụ ra sao? …
III. 4 yếu tố giúp phân tích hành vi khách hàng hiệu quả
Hành vi của khách hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ sở thích cá nhân mà còn liên quan đến yếu tố văn hóa, xã hội ở thời điểm đó. Chúng ta cần phân tích chi tiết hành vi khách hàng qua từng yếu tố để có cách lấy thông tin khách hàng qua điện thoại thành công 100%
1. Yếu tố xã hội
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là những người gần gũi trong xã hội có tác động lớn tới hành vi mua hàng của khách hàng. Các thành viên thường xuyên tác động lẫn nhau, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định mua sắm của các thành viên còn lại.
Vai trò, vị trí, nghề nghiệp của mỗi khách hàng trong xã hội sẽ tác động đến thói quen, cách ứng xử cũng như nhu cầu và thói quen mua sắm của mỗi người. Ở mỗi vị trí khác nhau, sẽ có nhu cầu hành vi khách hàng khác nhau.
2. Yếu tố văn hóa
Thông thường, trong một nền văn hóa của một quốc gia sẽ xuất hiện những cộng đồng có cùng những phong tục và tập quán riêng biệt. Những yếu tố khác biệt ấy cũng sẽ chi phối đến hành vi khách hàng.
Đi cùng với văn hóa của mỗi quốc gia là tín ngưỡng của mỗi vùng miền. Tín ngưỡng cũng là yếu tố có tác động sâu sắc đến niềm tin, cách nhìn nhận và cả hành động của khách hàng theo nhiều hướng khác nhau.
3. Yếu tố tâm lý
Khả năng nhận thức và lĩnh hội sẽ tác động mạnh mẽ đến cách phản ứng của khách hàng trước các thông điệp marketing từ doanh nghiệp, cũng như trong thói quen chi tiêu và mua sắm của khách hàng.
Bên cạnh đó, niềm tin và thái độ của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ hay về hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người này đối với doanh nghiệp.
4. Yếu tố cá nhân
Thứ 1: Tuổi tác là yếu tố cá nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi của khách hàng. Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu đời sống khác nhau. Sự thay đổi về nhu cầu ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, sức khỏe…là sự quyết định trong hành vi cá nhân khách hàng.
Thứ 2: Môi trường sống, nghề nghiệp sống cũng ảnh hưởng lớn đến hành vi người dùng. Nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu, lựa chọn về sản phẩm khác nhau.
Thứ 3: Tính cách của con người sẽ là yếu tố then chốt thứ 3 tác động đến hành vi khách hàng. Mỗi người sẽ có một gu thẩm mỹ, gu cuộc sống, không ai giống ai.
Như vậy, nội dung bài viết trên là những chia sẻ về hành vi khách hàng là gì mà 4 yếu tố then chốt giúp phân tích hành vi của khách hàng hiệu quả. Khi phân tích được hành vi của khách hàng, doanh nghiệp dễ dàng phân loại khách hàng tiềm năng dựa vào các yếu tố trước đó. Hy vọng nội dung bài viết mang lại những giá trị, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng, có được chiến lược Marketing hiệu quả nhất.